Thần Chú Phổ Hiền 30 TĂNG TRƯỞNG TRÍ TUỆ, PHƯỚC ĐỨC TRÍ TUỆ TĂNG Samantabhadra Mantra
Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát 368Mantra Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát 368Mantra
45 subscribers
0

 Published On Premieres Nov 5, 2024

Phổ Hiền Bồ Tát Đà La Ni
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ _ AṂ AḤ _ SVĀHĀ
Tốc Tật Mãn Phổ Hiền Hạnh Nguyện Đà La Ni
NAMAḤ STRIYA-DHVIKĀNĀṂ TATHĀGATĀNĀṂ
Tam Muội Gia Hội Phổ Hiền Bồ tát Chú
OṂ _ SAMANTA-BHADRĀYA SVĀHĀ _ AH
Phổ Hiền Ngoại Ngũ Cổ Đà La Ni
OṂ_ VAJRA-SATVA AḤ
Phổ Hiền Bồ Tát Căn Bản Đà La Ni
SAMAYA STVAṂ

Phổ Hiền Bồ Tát,tên Phạn là: Samanta-bhadra, hay Viśva-bhadra, dịch âm là
Tam Mạn Đa Bạt Đà La, Tam Mạn Đà Xá Hoành Đà, Bật Thâu Hoành Đà
(Viśva-bhadra)….dịch nghĩa là Tác Biến Cát (làm khắp mọi việc tốt lành), làm đầy đủ
vô lượng Hạnh Nguyện, bày khắp Bồ Tát của tất cả cõi Phật hiện tại cho nên Phật
Giáo Đồ thường tôn xưng là Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát để làm rõ Đức đặc biệt ấy.
Tên Phổ Hiền Bồ Tát bắt đầu xuất hiện trong Kinh Tam Mạn Đà Bạt Đà La Bồ
Tát, sau thấy rộng rãi ở các Kinh rồi thành Tín Ngưỡng phổ biến.
_ Đại Nhật Kinh Sớ, quyển thứ nhất nói: “Phổ Hiền Bồ Tát. Phổ (Samanta,
hay Viśva) nghĩa là khắp tất cả nơi chốn, Hiền (Bhadra) nghĩa là rất Diệu Thiện”
nhằm nói Phổ Hiền Bồ Tát y theo Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) để khởi Nguyện Hạnh với
Thân Khẩu Ý thảy đều bình đẳng, khắp tất cả nơi chốn thuần một Diệu Thiện, đầy đủ
mọi Đức cho nên gọi là Phổ Hiền.
_ Kinh Pháp Hoa (Saddharma-puṇḍarika-sūtra) ghi nhận Phổ Hiền là vị Bồ Tát
ở cõi nước Tịnh Diệu của Đức Phật Bảo Uy Đức Thượng Vương Như Lai phía Đông
cõi Sa Bà (Sāha-loka-dhātu) nghe Thế Giới này nói Kinh Pháp Hoa liền thống lãnh
năm trăm vị Đại Bồ Tát đến nghe Pháp và phát Tâm hộ trì Chính Pháp của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi)
Phẩm Phổ Hiền Khuyến Phát ghi nhận Phổ Hiền Bồ Tát ngồi trên lưng con voi
trắng sáu ngà, thủ hộ cho người trì Kinh Pháp Hoa.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Tam Muội Bí Mật Tam Ma Gia ghi nhận Phổ
Hiền Bồ Tát là Bản Tôn của 14 Phẩm sau của Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapuṇḍarīka):
“Tát Đoả (tức Kim Cương Tát Đỏa: Vajrasatva) lại bạch Phật rằng: “14 Phẩm
sau của Diệu Pháp Liên Hoa thì Phổ Hiền là Bản Tôn của các Phẩm ấy. Điều này có ý
gì ư ?”
Đức Già Na (Vairocana) bảo rằng: “Phẩm Khuyến Phát ghi: Nếu Kinh Pháp Hoa
lưu hành ở cõi Diêm Phù Đề mà có người thọ trì thì nên tác niệm này “Đều là sức uy
thần của Phổ Hiền”. Nếu có thọ trì, đọc tụng, nghĩ nhớ chính đúng, hiểu nghĩa thú ấy,
như Thuyết tu hành thì nên biết người đó hành Hạnh Phổ Hiền (Samanta-bhadracaryā)”
Tát Đoả lại bạch: “Bản Tôn của Diệu Pháp Liên Hoa là Phổ Hiền lại có cạn, sâu
ư?”
Đức Già Na (Vairocana) lại nói: “Ông tự mình là Phổ Hiền, sao lại hỏi Tự ư ?
Phổ Hiền cạn, sâu có năm lớp khác nhau.
1_ Đẳng Giác Phổ Hiền
2_ Diệu Giác Phổ Hiền
3_ Bản Giác Phổ Hiền
4_ Văn Tự Phổ Hiền
5_ Thật Tướng Phổ Hiền
Thứ nhất Đẳng Giác Biến Hoá Phổ Hiền là Phổ Hiền ở cánh sen Đông Nam
thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa. Lại Phẩm Khuyến Phát từ phương Đông
đến là Phổ Hiền vậy.
Thứ hai Diệu Giác Phổ Hiền là Bảo Sinh Như Lai ở cánh sen phương Nam
thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa.
Thứ ba Bản Giác Phổ Hiền là bản Giác Đại Nhật Như Lai ở Trung Đài của
Diệu Pháp Liên Hoa
Thứ tư Văn Tự Phổ Hiền là một chữ căn bản của Diệu Pháp Liên Hoa. Chữ A
(ㅥ ) chẳng sinh vòng khắp Pháp Giới là Phổ Hiền vậy.
Thứ năm Thật Tướng Phổ Hiền tức Thật Tướng của các Pháp trong Diệu Pháp
Liên Hoa là Phổ Hiền vậy”
Lại nữa, Kim Cương Tát Đoả bạch Phật rằng: “Có Tự Tính Thân Phổ Hiền, Tự
Thọ Dụng Phổ Hiền, Tha Thọ Dụng Phổ Hiền, Biến Hoá Thân Phổ Hiền ư?”
Đức Già Na (Vairocana) bảo rằng: “Thứ nhất Tự Tính Thân Phổ Hiền. Kinh
Hoa Nghiêm bày: chỉ y theo Như Như, chẳng y theo cõi nước, là Tự Tính Thân Phổ
Hiền Tôn vậy.
Thứ hai Tư Thọ Dụng Phổ Hiền. Lại ghi rằng: Trong một lỗ chân lông của Phổ
Hiền có cõi Phật nhiều như bụi nhỏ chẳng thể nói được, là Tự Thọ Dụng Phổ Hiền
Tôn vậy
Thứ ba Tha Thọ Dụng Phổ Hiền. Ở Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha, hay Aghaniṣṭha)
thành Tự Thọ Dụng Thân vì giáng phục 59 loại Ngoại Đạo, giáng xuống Nam Diêm
Phù Đề hiện tám tướng Thành Đạo là Tha Thọ Dụng Phổ Hiền Tôn vậy
Thứ tư Biến Hoá Thân Phổ Hiền. Kinh Pháp Hoa nói: Phổ Hiền Bồ Tát từ
phương Đông đến. Kinh Phổ Hiền ghi rằng: Phổ Hiền Bồ Tát liền sinh về cõi nước
Tịnh Diệu ở phương Đông. Tướng của cõi nước ấy ở trong Kinh Tạp Hoa đã rộng
phân biệt. Là Biến Hoá Thân Phổ Hiền Tôn vậy.
Lại nữa Đức Đại Nhật Như Lai bảo rằng: “Có chín lớp Phổ Hiền
1_ Đẳng Lưu Phổ Hiền
2_ Diệu Pháp Liên Hoa Đẳng Giác Phổ Hiền
3_ Diệu Pháp Liên Hoa Diệu Giác Phổ Hiền
4_ Diệu Pháp Liên Hoa Trung Đài Bản Giác Đại Nhật Phổ Hiền
5_ Diệu Pháp Liên Hoa Bình Đẳng Bản Giác Tỳ Lô Giá Na Như Lai Phổ
Hiền
6_ Diệu Pháp Liên Hoa Chư Pháp Bản Giác Tỳ Lô Giá Na Như Lai Phổ Hiền
7_ Diệu Pháp Liên Hoa Nhất Luân Phổ Hiền
8_ Diệu Pháp Liên Hoa Đệ Nhất Phổ Hiền
9_ Diệu Pháp Liên Hoa Đỉnh Thượng Phổ Hiền
Bấy giờ Tát Đoả đầu đội mão báu Ngũ Trí, tay trái cầm cái chuông Kim Cương,
tay phải cầm cái chày Kim Cương Ngũ Cổ, chày đè ở trái tim, ngồi trên đài hoa sen,
phóng ánh sáng chiếu Pháp Giới.

show more

Share/Embed